Từ đầu những năm 1900, khí Ozone được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sát khuẩn, khử độc, bảo quản thịt cá, thực phẩm đông lạnh, sữa, trứng và các chế phẩm từ chúng.
Hiện nay, ngoài việc ứng dụng Ozone trong những ngành công nghiệp xử lý nước thải, khử mùi, sát khuẩn thì Ozone còn được ứng dụng vào lĩnh vực Y tế, dặc biệt là trong các bệnh viện.
Khi chúng ta vào trong bệnh viện, các cơ sở y tế đều thấy rất khó chịu bởi “hỗn hợp” các loại mùi làm cho chúng ta nhức mũi, nhức đầu. Thực chất, những loại mùi trong bệnh viện rất phức tạp, từ mùi hôi quần áo của bệnh nhân, mùi thuốc lá, mùi thuốc tẩy trùng, mùi máu, mùi dụng cụ y tế, mùi tanh…
Tính đến thời điểm này, nhiều trung tâm y tế vẫn còn sử dụng những phương pháp khử mùi trong bệnh viên, y tế theo kiểu truyền thống như dùng các chất hóa học để:
+ Khử trùng các dụng cụ y tế cho lần sau sử dụng
+ Phun, khử trùng phòng mổ để diệt khuẩn, diệt virus gây bệnh cho những bệnh nhân tiếp theo.
+ Khử trùng phòng bệnh nhân nằm điều trị, hành lang, cầu thang…
Tuy nhiên, với phương pháp dùng các chất hóa học để khử mùi cho bệnh viện nó mang lại không ít nhược điểm. Cụ thể:
+ Thời gian chờ cho các hóa chất phát huy tác dụng lâu, thậm chí vài ngày.
+ Chuẩn bị nhiều loại hóa chất khác nhau.
+ Hiệu suất mang lại kém.
+ Sau khi khử trùng xong, lại mất công đi vệ sinh tổng thể.
+ Chi phí đầu tư cho hóa chất hoặc dụng cụ đắt đỏ.
Vậy ứng dụng máy Ozone trong diệt khuẩn làm được những gì?
Trước tiên, Ozone là một chất khí, có công thức hóa học là O3, không màu, mùi hơi tanh, không bền, có khả năng phân hủy nhanh chóng thành oxy và oxy nguyên tử (O3 → O2 + O). Chính oxy nguyên tử (O) này làm nên tính oxy hóa mạnh mẽ của ozone; O có hoạt tính mạnh gấp nhiều lần Clo, khử sạch tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc trong khu vực mà nó hoạt động, đồng thời, O cũng chiếm chỗ, phá hủy, phân tách tất cả các phân tử mùi. Nhờ vậy, ozone là tác nhân oxy hóa cực mạnh (xử lý độc tố, màu, mùi vị… )
Ứng dụng máy Ozone trong diệt khuẩn y tế: